Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn tỉnh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 31/5/2024, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn đối với UBND tỉnh.

Quang cảnh buổi giám sát

Qua giám sát cho thấy, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh chỉ đạo đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn tỉnh; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn; phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định (đã phê duyệt, điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất theo quy định đối với 28 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 10/10 huyện, thành phố, thị xã; 9/12 doanh nghiệp nhà nước); quan tâm đề nghị Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương xem xét điều chuyển, chuyển giao về tỉnh để quản lý, sử dụng đối với các cơ sở nhà đất của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh hiện đang bỏ trống, không còn nhu cầu sử dụng. Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng số TSC là nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, TP và doanh nghiệp nhà nước tính đến ngày 31/12/2023 là 6.145 cơ sở. Trong đó, tài sản công là nhà đất do cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh quản lý: 224 cơ sở; nhà đất do các cơ quan, đơn vị khối tỉnh quản lý: 458 cơ sở; nhà đất do UBND và các cơ quan của huyện quản lý: 218 cơ sở; TSC do cấp xã quản lý: 4.965 cơ sở; nhà đất công do các doanh nghiệp nhà nước (vốn nhà nước trên 50%) quản lý: 280 cơ sở. Trong tổng số 6.145 cơ sở nhà đất hiện có 5.351 cơ sở đang sử dụng thường xuyên, đúng mục đích, đúng công năng.

Tuy nhiên, việc nắm bắt, thống kê tình hình sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn còn hạn chế, chưa chính xác; số tài sản công không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích còn nhiều, khoảng 782 tài sản/6.145 tài sản, chiếm 12,72%; trên địa bàn tỉnh còn một số cơ sở nhà đất (cả của cơ quan trung ương, cơ quan tỉnh và các địa phương quản lý) bỏ không sử dụng kéo dài nhiều năm chậm được xử lý gây lãng phí như: Trụ sở Toà án cũ huyện Tân Yên, không sử dụng từ năm 1994; Trụ sở của Đài PT và T.H tỉnh, bỏ không từ năm 2013; Trường mầm non Chim Phượng, Tổ dân phố 4, thị trấn Nham Biền không sử dụng từ năm 2013,...); công tác rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, xử lý tài sản công trên địa bàn còn hạn chế, dẫn đến hiện nay số tài sản công là nhà đất dôi dư, bỏ không sử dụng chưa có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt còn nhiều (như: huyện Sơn Động 206 tài sản, Lục Ngạn 134 tài sản, Yên Thế 94 tài sản, Hiệp Hoà 66 tài sản, Tân Yên 62 tài sản,...); kết quả xử lý tài sản công là nhà đất dôi dư, bỏ không sử dụng theo phương án được phê duyệt đạt thấp, toàn tỉnh đạt 47,05% (một số huyện đạt rất thấp như huyện Tân Yên 14%, Việt Yên  14%, Hiệp Hòa 20,5%); Công tác điều chuyển, chuyển giao các cơ sở nhà đất dôi dư của cơ quan Trung ương về địa phương quản lý, xử lý còn chậm.

Đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải trình, tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát

Giải trình, tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch, Đề án UBND tỉnh đã ban hành trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất; tiếp tục phối hợp, đeo bám bộ, ngành trung ương trong việc bàn giao tài sản công dôi dư không sử dụng về địa phương; rà soát lại các phương án sắp xếp, xử lý tài sản công để điều chỉnh cho phù hợp; tổ chức tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công trên địa bàn tỉnh,....

Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh kết luận buổi giám sát

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tuyên truyền nâng cao nhận đối với các địa phương, đơn vị về tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất, xác định rõ nhiệm vụ sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất dôi dư, bỏ không là nhiệm vụ trọng tâm của người đứng đầu; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công của tỉnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thực tế; tiếp tục bám sát và có ý kiến với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương quan tâm đến việc xử lý tài sản là nhà và đất của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, sớm bàn giao về địa phương đối với những cơ sở nhà, đất không có nhu cầu sử dụng theo đúng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ/CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; sớm ban hành Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉ đạo các huyện, thị xã, TP chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương lập phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc địa phương quản lý nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án hoặc đề nghị điều chỉnh phương án được duyệt bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất trên địa bàn./.

Vũ Tấn Cường

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 14,403
Tổng số trong ngày: 1,006
Tổng số trong tuần: 9,623
Tổng số trong tháng: 47,899
Tổng số trong năm: 226,513
Tổng số truy cập: 658,902