Quốc hội thảo luận ở Tổ một số chính sách về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Chiều 25/6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về 2 nội dung: (1) Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; (2) Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

Quang cảnh phiên thảo luận

Tổ thảo luận số 4 dưới sự chủ trì của đại biểu Lê Tiến Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng làm Tổ trưởng Tổ thảo luận, cùng dự có các ĐBQH thuộc 4 Đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Bắc Giang, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm phát biểu thảo luận

Góp ý vào nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024, đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, thực hiện Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội: từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Tuy nhiên, ngay khi triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như hệ thống thang bảng lương mới theo vị trí việc làm chưa thực sự phù hợp; có nhiều chính sách, chế độ không có căn cứ để tính khi bãi bỏ mức lương cơ sở…Do vậy, việc Chính phủ đề xuất nội dung cải cách tiền lương theo vị trí việc làm cần có thời gian và phải tiến hành cẩn trọng, kỹ lưỡng hơn là phù hợp.

Về thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, đại biểu cho rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cùng với việc tăng lương cơ sở, đại biểu lo ngại nguy cơ lạm phát tăng cao làm giảm ý nghĩa của việc tăng lương. Từ đó kiến nghị Chính phủ có các biện pháp triển khai đồng bộ, tích cực, quyết liệt để kiểm soát lạm phát.

Đại biểu đồng tình với phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Việt Nam Airline tháo gỡ những khó khăn về kinh tế, tiếp tục phát triển.

Phát biểu tổng kết nội dung thảo luận đồng chí Tổ trưởng Tổ thảo luận đánh giá cao các ý kiến đã phát biểu và giao cho Tổ thư ký tổng hợp đầy đủ các nội dung ý kiến phát biểu gửi Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp.

Dương Nhung 

 

User Online: 12,607
Total visited in day: 1,583
Total visited in Week: 1,582
Total visited in month: 53,189
Total visited in year: 231,803
Total visited: 664,192